Bùi Thị Xuân

Bùi Thị Xuân (1752 – 1802) con của Bùi Ðắc Chí gọi Bùi Ðắc Tuyên bằng chú, người thôn Xuân Hòa, một thôn nằm về phía đông Phú Phong (nay thuộc thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Bà  là chính thất Thái phó Trần Quang Diệu.  Với tài nghệ (ngoài tài kiếm thuật, bà còn giỏi bắn cung, cưỡi ngựa và luyện voi) cộng với lòng dũng cảm, Bùi Thị Xuân cùng chồng nhanh chóng trở thành những tướng lĩnh trụ cột, góp công lớn trong công cuộc dựng nghiệp của nhà Tây Sơn ngay từ buổi đầu. Trở thành một trong Tây Sơn ngũ phụng thư, và là một Đô đốc của vương triều Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam.  Năm 1802, Bà bị Gia Long bắt và xử bị voi giày cùng con gái của Bà.

Bùi Thị Xuân là một hiện tượng rất đặc biệt. Bà đã đi suốt cả một cuộc trường chinh ba chục năm trời, anh dũng chống cả thù trong lẫn giặc ngoài, một lòng một dạ vì sự nghiệp cứu dân cứu nước. Từ một phụ nữ bình thường, Bùi Thị Xuân đã trở thành một danh tướng được đời đời kính trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *