TRẬN BẠCH ĐẰNG: CƠN ÁC MỘNG CỦA NAM HÁN

Có dân gian câu ca rằng:

“Sâu nhất là sông Bạch Đằng

Ba lần giặc đến ba lần giặc tan”.

Ai có về Quảng Ninh hãy đến thăm con sông Rừng lịch sử. Nơi đây, Ngô Tiên Chúa đã chiến thắng quân Nam Hán chính thức thoát khỏi ngàn năm nô lệ. Nơi đây, Lê Đại Hành ngăn chặn giặc xâm lăng tạo nền tảng cho chiến thắng quân Tống lần thứ nhất. Nơi đây, Đức ông Hưng Đạo Vương đánh tan kẻ thù mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Và cũng nơi đây, anh hùng di hận Thánh Nguyên Đế (Hồ Quý Ly) đã thất bại với hàng xích sắt chắn bước kẻ thù ngàn năm.

Nào, hãy xem Tiền Ngô Vương đã làm gì khiến Nguyễn Trãi phải tự hào:

“Lưu Cung tham công nên thất bại” nhé.

Bộ tư lệnh Hải quân:

Đô đốc: Thượng tướng – Ngô Quyền.

Bí danh: Tiền Ngô Vương.

Nhiệm kỳ: 938 – 944.

Quân đội: Tĩnh hải quân.

Chính uỷ: Trung tướng – Dương Tam Kha

Trận đánh nổi tiếng: Mặt trận Bạch Đằng với quân Đại Việt – 938.

Hoàn cảnh lịch sử: Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán – một trong 10 nước thời Ngũ đại Thập quốc nằm liền kề với Tĩnh Hải quân – giành lại quyền tự chủ cho người Việt ở Tĩnh Hải quân, tự xưng là Tiết độ sứ.

Năm 937, Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi Tiết độ sứ. Con rể và là một tướng khác của Đình Nghệ là Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng ra đánh Công Tiễn để trị tội phản chủ. Kiều Công Tiễn sợ hãi, bèn sai người sang cầu cứu Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm nhân cơ hội đó bèn quyết định đánh Tĩnh Hải quân lần thứ hai. Lưu Nghiễm cho rằng Dương Đình Nghệ qua đời thì Tĩnh Hải quân không còn tướng giỏi, bèn phong con trai thứ chín là Lưu Hoằng Tháo làm “Bình Hải tướng quân” và “Giao Chỉ vương”, thống lĩnh thủy quân thừa cơ xâm lược nước ta.

DIỄN BIẾN: Năm 938, sau khi tập hợp các hào kiệt trong nước đứng về phía mình, Ngô Quyền mang quân từ Ái châu ra bắc đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn bị cô lập không chống nổi, trông chờ viện binh của Nam Hán.

Trong khi vua Nam Hán đang điều quân thì Ngô Quyền đã tiến ra thành Đại La. Kiều Công Tiễn bị cô thế không đủ sức chống lại nên thành nhanh chóng bị hạ, Kiều Công Tiễn bị giết chết. Lúc đó quân Nam Hán vẫn chưa tiến vào tới biên giới.

Vào cuối đông năm 938, một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng. Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng với hơn một nửa quân sĩ.

Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành “thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui” (Đại Việt sử ký toàn thư). Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân. Lưu Cung cũng than rằng cái tên “Cung” của ông là xấu.

Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 đã kết thúc thời kỳ bị đô hộ hơn một ngàn năm của dân tộc, mở ra kỷ nguyên độc lập cho Việt Nam. Đồng thời, sông Bạch Đằng đã khắc ghi trong lòng dân tộc, không chỉ vì ba lần lập chiến công mà còn vì công lao của “vị tổ trung hưng” như nhà cách mạng tiền bối Phan Bội Châu đã nhận xét.

Nguyễn Dực Tông từng bình rằng: “Ngô Quyền gặp được ngụy triều Nam Hán là một nước nhỏ, Hoằng Tháo là thằng hèn kém, nên mới có được trận thắng trên sông Bạch Đằng. Đó là một việc may, có gì đáng khen. Nếu gặp phải tay Trần Bá Tiên, mà bảo rằng Ngô Quyền không phải theo gót Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, thì ít có lắm!” .

Xét ra thì ý kiến của ông lại có phần đúng. Khi Ngô Quyền đánh Lưu Nghiễm thì chính quyền nhà Đường đã suy yếu từ lâu mà nhà Đại Việt thì lại không mạnh. Hơn nữa, do vua Đại Việt tham lam và chủ quan, Lưu Hoằng Tháo là kẻ bất tài, đó là thiên thời. Kẻ mang binh xâm lược cõi xa đánh với quân ta đã nghỉ sức từ lâu cộng thêm thời gian cố định của thủy triều, đó là địa lợi. Quân giặc mệt mỏi chán chường đánh với nhuệ khí quân ta đang lên sau khi loại trừ kẻ phản bội, đó là nhân hòa. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa đều có đủ, khó mà thua trận. “Dĩ đoản chế trường, dĩ dật đãi lao” là như thế.

Tuy nhiên, dường như Tự Đức quá xem thường Ngô Quyền và bộ tham mưu của ông. Nếu đã ra mưu kế cọc nhọn Bạch Đằng thì hẳn Kiều Công Hãn – cháu nội Kiều Công Tiễn đã nghiên cứu về địa thế sông Rừng và tình hình của giặc, nghĩa là đã chuẩn bị trước. Còn trong trường hợp của Lý Bí và Triệu Quang Phục là vì bị đánh bất ngờ nên các ông mới thua. Đây chính là kế Phao chuyên dẫn ngọc hay còn gọi nôm na là thả con tép bắt con tôm – kế thứ 17 trong binh pháp Tôn Tử, kế này cũng được Lê Lợi sử dụng trong trận Chi Lăng – Xương Giang.

Chiến thắng là phải biết chuẩn bị, thật không sai.

Nguồn:

-130 Danh Tướng, Tướng Lĩnh Việt Nam Trong Lịch Sử Dân Tộc Thời Phong Kiến Và Trong Thời Đại Hồ Chí Minh.

-Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *